Trường THCS Sông Trí: tuyên truyền, ký cam kết phòng chống vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và trật tự an toàn giao thông

Thứ ba - 20/12/2022 08:51    Đã xem: 600
Ngày 19/12/2022, Trường THCS Sông Trí đã phối hợp với Công an phường Hưng Trí tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục kiến thức pháp luật về về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và trật tự an toàn giao thông. Tham dự có đại diện Công an phường Hưng Trí cùng toàn thể CB-GV-NV, học sinh nhà trường.
      1. Quy định về sử dụng pháo hoa:
      Tại Điều 17, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
      “1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật.
      2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.”
      - Theo quy định trên, người dân được sử dụng pháo hoa trong những dịp đặc biệt. Tuy nhiên, loại pháo hoa mà người dân được phép sử dụng là loại pháo hoa không có tiếng nổ. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 137/2020/NĐ-CP giải thích về hai khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ như sau:
      + Pháo hoa nổ (không được sử dụng) là loại pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
      Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.
      + Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. 
      Do đó để sử dụng pháo hoa theo đúng quy định, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm 03 yếu tố sau:
      (1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ sử dụng pháo hoa trong các trường hợp: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Không sử dụng vào các mục đích khác, nghiêm cấm lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, TTATXH, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp nếu đốt pháo hoa tại nơi công cộng mà gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự có thể bị xử lý hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318, Bộ luật hình sự năm 2015.
      (2) Người sử dụng pháo hoa phải là cá nhân phải có đủ năng lực hành vi dân sự, tức là người đủ 18 tuổi trở lên không phải người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi hoặc người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác bị Tòa án có quyết định tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (theo quy định tại điều 20, 22, 24 Bộ Luật dân sự năm 2015).
      (3) Chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đã được cấp phép kinh doanh pháo hoa (có hóa đơn bán hàng ghi rõ họ tên người mua, thời gian, địa điểm, số lượng, chủng loại mua, nếu không có hóa đơn có thể bị coi là tàng trữ, vận chuyển trái phép). Trường hợp mua, sử dụng pháo hoa của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được phép kinh doanh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
      2. Các hình thức xử phạt:
      * Truy cứu trách nhiệm hình sự:
      - Tội sản xuất, buôn bán pháo nổ theo Điểm c, Khoản 3, Điều 190 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi , bổ sung 2017) với hình phạt cao nhất đến 15 năm tù.
      - Hành vi đốt pháo nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với khung hình phạt cao nhất đến 07 năm tù.
      * Xử phạt vi phạm hành chính:
      - Tại Điểm i, Khoản 3, Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội….: Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép.
      - Tại Điểm e, Khoản 4, Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội…: Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo.
      - Tại Điểm a, Khoản 3, Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm...: Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 15.000.000đ đối với hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định./.
Toàn cảnh buổi tuyên truyền
Đại diện học sinh các khối ký cam kết trước sự chứng kiến của BGH, Công an phường

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây