Trường THCS Sông Trí sơ kết thực hiện Chương trình GDPT 2018 học kỳ I năm học 2022-2023

Thứ ba - 14/02/2023 16:29    Đã xem: 1343
Ngày 06/02/2023, Trường THCS Sông Trí đã tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 học kỳ I và nhiệm vụ học kỳ II năm học 2022- 2023. Tham dự hội nghị có BGH, toàn thể giáo viên nhà trường.
 
Toàn cảnh hội nghị
      Trước khi bước vào hội nghị, toàn thể giáo viên tham gia dự giờ 2 tiết, gồm: Toán 7 do thầy Lê Văn Thiết dạy, Lịch sử&Địa lí 7 do thầy Nguyễn Cao Cường dạy.
Tiết dạy của thầy Lê Văn Thiết
Tiết dạy của thầy Nguyễn Cao Cường
        Sau khi nghe báo cáo sơ kết việc triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 trong học kỳ I, các thành phần tham gia hội nghị đã thảo luận thẳng thắn về những việc đã làm được cũng như tồn tại, hạn chế cần bổ sung, điều chỉnh trong HKII. Cụ thể:
        1.Tham gia lớp tập huấn của NXB, Phòng GD thị xã, Sở GD
        Nhà trường đã chọn lựa đội ngũ giáo viên dạy lớp 6,7 để cử tham gia các lớp tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp7 tất cả các bộ môn của NXB.
        Tập huấn xây dựng ma trận đặc tả đề kiểm tra định kỳ do Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tổ chức, sau khi tập huấn, các tổ, nhóm chuyên môn triển khai đến tất cả các giáo viên.
        2. Triển khai chuyên đề
        Đầu năm học đã tổ chức họp để rút kinh nghiệm dạy học 6 năm học 2021 - 2022 và xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy năm học 2022 - 2023. Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
        Ngoài ra, các tổ triển khai thêm các chuyên đề: “Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học” tổ Toán-Lí-Tin-CN. Chuyên đề xây dựng kế hoạch bài dạy đọc hiểu văn bản tổ Văn-Sử-Địa-GDCD. Chuyên đề dạy tiết Communication và Looking
back tổ Anh-Nghệ thuật. Chuyên đề một số kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh THCS trong môn KHTN tổ Sinh-Hóa-TD.
        3. Dự giờ, rút kinh nghiệm
        Trong học kỳ I, các tổ chuyên môn đã bố trí giáo viên dạy để tiếp tục áp dụng, thể nghiệm các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học mới, từ đó rút kinh nghiệm, lựa chọn những phương pháp phù hợp với từng kiểu bài.
        Ưu điểm: Giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, chủ động và linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học. Giáo viên sử dụng các phương pháp kỷ thuật dạy học như: khăn trải bàn, tia chớp, tranh luận khoa học, phân tích phim, kỉ thuật 5W – 1H... Chuyển giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, sát yêu cầu. Giáo viên đã khai thác tốt các tư liệu dạy học trên các kênh khác nhau, đặc biệt đều ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm kiểm tra đánh giá như phần mềm trắc nghiệm. Các thầy cô giáo và học sinh có cơ hội trải nghiệm và kiểm chứng những phương pháp kĩ thuật dạy học hiện đại, hình thức hoạt động mới mẻ, phát huy tối đa tinh thần tự học, sáng tạo và sức mạnh tập thể.
        Tổ chức các hoạt động linh hoạt, khi học sinh hoạt động nhóm GV bao quát được quá trình hoạt động của học sinh, kịp thời hỗ trợ những nhóm gặp khó khăn, đánh giá hoạt động của từng nhóm và mỗi cá nhân.
Trong các tiết học, học sinh được hoạt động nhiều như hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, đánh giá chéo, chơi các trò chơi,...tạo nên các tiết học sôi nổi, hào hứng, có tính hợp tác cao trong quá trình hoạt động nhóm.
        Tồn tại: Do số lượng học sinh trong mỗi lớp đông nên việc tổ chức các phương pháp kỷ thuật dạy học theo nhóm gặp khó khăn. Một số tiết giáo viên còn làm việc nhiều, nói nhiều.
        Tư duy của học sinh trong lớp không đồng đều nên một số học sinh hoạt động chưa tích cực. Ở các lớp yếu học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà chưa chu đáo nên bị động khi thực hiện nhiệm vụ trên lớp.
        4. Kiểm tra đánh giá
        Đánh giá thường xuyên: giáo viên đã sử dụng nhiều hình thức đánh giá như: đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm; đánh giá việc chuẩn bị sản phẩm được giao từ trước, đánh giá qua bài kiểm tra nhanh, … đặc biệt giáo viên đã sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá học sinh mang lại hiệu quả cao như: thiết kế trò chơi trong phần khởi động hoặc củng cố, ứng dụng các phần mềm như Quizizz, Plickers, Shub classroom.
        Tổ chức kiểm tra giữa HKI, cuối HKI: môn Toán đề thi bám sát nội dung chương trình, chú trọng nhiều vào các bài toán thực tế và có tính phân hóa đối tượng; môn Ngữ văn cấu trúc đúng theo tinh thần đổi mới KTĐG (gồm 2 phần: Đọc: số câu hỏi 7 câu tỉ tệ điểm 50%, Phần: viết tỉ lệ điểm 50%), nội dung kiến thức trọng tâm phù hợp. Trong đề ra phần đọc nên tăng số câu hỏi nhận biết để những học sinh có lực học yếu, trung bình vẫn có thể có điểm; môn Tiếng Anh đề ra bảo đảm lượng kiến thức trọng tâm, cập nhật các dạng bài mới. Nên sử dụng từ vựng của sách mới, phần nghe hiểu cần chọn lựa những bài /đoạn có chất lượng âm thanh tốt. Môn KHTN, Ls&Đl: cần tiếp tục triển khai kiểm tra đề chung toàn khối; xây dựng bộ đề thi chất lượng, phong phú để học sinh và giáo viên sử dụng để ôn tập và thi.
        5. Nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II
        5.1. Tham gia tập huấn các modun qua https://taphuan.csdl.edu.vn đầy đủ, bảo đảm chất lượng. Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên đặc biệt là chuyên đề kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất năng lực người học.
        5.2. Bổ sung cơ sở vật chất, tài liệu, sách giáo khoa phục vụ dạy học.
        5.3. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
        5.4. Tổ chức kiểm tra chất lượng các lớp theo đề chung toàn khối giữa và cuối HKII.
        5.5. Bố trí đội ngũ tham gia tập huấn chương trình, sách giáo khoa lớp 8.
        5.6. Tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm dạy học lớp 6,7 năm học 2022 - 2023.

 

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây