THCS Sông Trí: Sức lan tỏa từ Hội thi giáo viên giỏi cấp thị xã năm học 2020-2021

Thứ ba - 23/03/2021 16:28    Đã xem: 1633
Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thị xã năm học 2020 - 2021, trường THCS Sông Trí đạt kết quả xuất sắc với 23 Thầy/Cô đạt giải. Trong đó: 5 giải đặc cách; 3 giải Nhất; 9 giải Nhì; 2 giải Ba và 4 giải Tư.

      Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhất là công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của nhà trường vì một triết lí “Trò giỏi phải có Thầy giỏi”. Đồng thời, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi với mục tiêu xây dựng nhà trường luôn đi đầu về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tạo sự lan tỏa thúc đẩy phong trào giáo dục trên địa bàn thị xã Kỳ Anh.
      Nội dung thi thực hiện theo Thông tư số 22/2019/TT-BGDĐT, gồm:
      -  Thực hành dạy một tiết theo kế hoạch giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi. Tiết dạy tham gia Hội thi được tổ chức lần đầu tại lớp học với nguyên trạng số lượng học sinh của lớp đó. Giáo viên không được dạy trước (dạy thử) tiết dạy tham gia Hội thi trong năm học tổ chức Hội thi. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy trong thời gian không quá 02 ngày trước thời điểm thi;
      - Trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc. Thời lượng trình bày biện pháp không quá 30 phút, bao gồm cả thời gian Ban Giám khảo trao đổi. Biện pháp được lãnh đạo cơ sở giáo dục xác nhận áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
      Định hướng đổi mới phương pháp dạy học,  hình thức tổ chức dạy học
      Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập như: nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc thực tiễn,...  Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...) => Trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo về tư duy cho học sinh.
      Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để học sinh biết cách đọc SGK, tài liệu học tập, tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới. Chọn lựa và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học chung và phương pháp dạy học đặc thù của môn học để thực hiện, đảm bảo được nguyên tắc “học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
      Tăng cường phối hợp học cá nhân với học hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy–trò và trò–trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung
      Sử dụng đủ, hiệu quả các thiết bị dạy học; thiết bị dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và đối tượng học sinh; ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin.
      Định hướng đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá
      Đánh giá phải hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thực, kỹ năng, thái độ và các biểu hiện năng lực, phẩm của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập.
      Đa dạng hóa hình thức, công cụ đánh giá: các hoạt động trên lớp; hồ sơ học tập, vở học tập; báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, nghiên cứu khoa học,  kết quả thực hành thí nghiệm; bài thuyết trình (viết, trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
      Coi trọng đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh, không so sánh học sinh với nhau; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy năng khiếu cá nhân; đảm bảo đánh giá kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
      Để chuẩn bị cho Hội thi giáo viên dạy giỏi, các tổ chuyên môn đã triển khai các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phầm chất, năng lực học sinh.
Dưới đây là một số hình ảnh về công tác thi giáo viên giỏi của nhà trường
Gặp gỡ giáo viên trước lúc lên dường tham gia Hội thi GVG cấp thị xã
 
 
 
 
Sinh hoạt nhóm chuyên môn
BTC trao giải Đặc cách
BTC trao giải Nhất
BTC trao giải Nhì
      Hôi thi giáo viên giỏi cấp thị xã là đợt sinh hoạt chuyên môn sâu rộng, là thước đo tính hiệu quả những giải pháp về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh mà nhà trường đã triển khai trong thời gian qua.
 

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây