THCS Sông Trí: Tập huấn một số vấn đề về triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018

Thứ hai - 15/03/2021 16:01    Đã xem: 2209
Chiều 15/03/2021, trường THCS Sông Trí đã tổ chức Tập huấn một số vấn đề về triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cho toàn thể giáo viên
     Thầy giáo Ngô Đình Dũng - Hiệu trưởng nhà trường, là CBQL cốt cán đã được tập huấn ở Bộ GD&ĐT trực tiếp tập huấn cho toàn thể giáo viên trong trường:
 
Toàn cảnh buổi tập huấn
     Phần I: Một số vấn đề về  CT GDPT năm 2018
     Một số điểm cơ bản của CT GDPT
     1. Mô hình CT phát triển PC và năng lực
 

     2. Chương trình GDPT hai giai đoạn
     Giai đoạn giáo dục cơ bản: 9 năm
    - Giáo dục Tiểu học: 5 năm (Từ lớp 1 đến lớp 5)
    - Giáo dục THCS: 4 năm (Từ lớp 6 đến lớp 9)
     Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: 3 năm
    - Giáo dục THPT (Từ lớp 10 đến lớp 12)
     3. Kế hoạch giáo dục trong CT GDPT 2018

     4. Phương pháp GD và đánh giá kết quả GD
     Định hướng đổi mới phương pháp dạy học,  hình thức tổ chức dạy học
     (1) DH thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn.
     => GV là người tổ chức và chỉ đạo
    - HS tiến hành các hoạt động học tập như: nhớ lại KT cũ, phát hiện KT mới, vận dụng sáng tạo KT đã biết vào các tình huống học tập hoặc thực tiễn,... 
    => Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...) => Trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo về tư duy cho HS.
     (2) Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để HS biết cách đọc SGK, tài liệu HT, tự tìm lại những KT đã có, suy luận để tìm tòi, phát hiện KT mới,...
         Tri thức PP thường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành động;
        Rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen…=> hình thành, phát triển tiềm năng sáng tạo của HS.
       Chọn lựa và sử dụng linh hoạt các PPDH chung và PPDH đặc thù của môn học để thực hiện, đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.
       (3) Tăng cường phối hợp học cá nhân với học hợp tác theo phương châm “tạo ĐK cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”
       => Mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới
       => Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy–trò và trò–trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ HT chung
       (4) Sử dụng đủ, hiệu quả các TBDH; TBDH tự làm phù hợp với nội dung học và đối tượng HS; ứng dụng hợp lý CNTT-TT
     Định hướng đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá
     (1) ĐG phải hướng tới sự phát triển PC và NL của HS thông qua mức độ đạt chuẩn KT-KN-TĐ và các biểu hiện NL, PC của HS dựa trên mục tiêu GD; coi trọng ĐG để giúp đỡ HS về phương pháp HT.
     (2) Chú trọng ĐG thường xuyên, kết hợp ĐG quá trình và ĐG tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Kết hợp ĐG của GV với tự ĐG và ĐG lẫn nhau của HS, ĐG của CMHS và cộng đồng.
      (3) Đa dạng hóa hình thức, công cụ ĐG: các HĐ trên lớp; hồ sơ HT, vở HT; báo cáo kết quả thực hiện DA HT, NCKH,  kết quả TH-TN; bài thuyết trình (viết, trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ HT.
     (4) Coi trọng ĐG sự tiến bộ của mỗi HS, không so sánh HS với nhau; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy năng khiếu cá nhân; đảm bảo ĐG kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho HS, GV và CMHS.
     5. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
     6. Giáo dục hướng nghiệp
     7. Giáo dục STEM

     Giáo dục STEM: là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.

     8. Phát triển chương trình giáo dục
Phần II: Triển khai thực hiện CT GDPT 2018 tại các địa phương, cơ sở GDPT
     1. Lộ trình thực hiện chương trình GDPT năm 2018
- Năm học  2020-2021: Lớp 1
- Năm học 2021-2022: Lớp 2, lớp 6
- Năm học 2022-2023: Lớp 3, lớp 7, lớp 10
- Năm học 2023-2024: Lớp 4, lớp 8, lớp 11
- Năm học 2024-2025: Lớp 5, lớp 9, lớp 12
     2. Đối với cơ sở GDPT
   Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện CT GDPT mới của trường theo kế hoạch của sở GDĐT, phòng GDĐTphù hợp với điều kiện của nhà trường.
     Tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ GDĐT về đổi mới CT, SGK GDPT đến tất cả CBQL, GV, NVCMHS của nhà trường; tổ chức kịp thờicho CBQL, GV nghiên cứu, thảo luận kỹ nội dung CT GDPT.
     Đánh giá và đề xuất kế hoạch bổ sung ĐNGV đáp ứng yêu cầu thực hiện CT GDPT mới; chọn cử ĐNGV cốt cán đảm bảo số lượng và chất lượng để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV.
   Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện CT GDPT mới của trường theo kế hoạch của sở GDĐT, phòng GDĐTphù hợp với điều kiện của nhà trường.
     Tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ GDĐT về đổi mới CT, SGK GDPT đến tất cả CBQL, GV, NVCMHS của nhà trường; tổ chức kịp thờicho CBQL, GV nghiên cứu, thảo luận kỹ nội dung CT GDPT.
     Đánh giá và đề xuất kế hoạch bổ sung ĐNGV đáp ứng yêu cầu thực hiện CT GDPT mới; chọn cử ĐNGV cốt cán đảm bảo số lượng và chất lượng để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV.
     3. Đối với các tổ/nhóm chuyên môn
     Xây dựng kế hoạch triển khai CT GDPT của tổ/nhóm chuyên môn theo kế hoạch của nhà trường; dự báo những thuận lợi, khó khăn và đề xuất những giải pháp giải quyết khó khăn khi thực hiện CT GDPT.
Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân, kịp thời phát hiện những thuận lợi, khó khăn và đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện CT GDPT.
     Thường xuyên giám sát, hỗ trơ ̣công việc của các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc và đề xuất với nhà trường các biện pháp xử lý. Tổng hợp ý kiến và báo cáo lãnh đạo nhà trường trong quá trình thực hiện CT GDPT.
     4. Đối với giáo viên
     Chủ động xây dựng kế hoạch của cá nhân để thực hiện CT GDPT theo kế hoạch của tổ/nhómchuyên môn và của nhà trường.
      Tham gia tập huấn đầy đủ và có chất lượng các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn do trường và các cấp quản lý tổ chức; chủ động trao đổi các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện CT GDPT.
     Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS; phát hiện những thuận lợi, khó khăn và kịp thời đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn.
     Tích cực tự làm thiết bị dạy học và xây dựng học liệu điện tử của môn học, hoạt động giáo dục theo phân công của tổ/nhóm chuyên môn trong thực hiện CT GDPT.
     Tích cực truyền thông tới CMHS và xã hội về đổi mới CT, SGK GDPT để CMHS và xã hội hiểu rõ hơn về việc đổi mới CT GDPT nói riêng và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung.
      Tiếp đó, c
ác tổ/nhóm chuyên môn tiến hành thảo luận:
     
Tại đây, các đồng chí giáo viên cốt cán được tập huấn ở Bộ GD&ĐT đã phân tích, làm rõ thêm một số vấn đề giáo viên quan tâm.
Một số hình ảnh thảo luận tại tổ chuyên môn
Tổ Toán-Lí-Tin-CN

Tổ Văn-Sử-GDCD 
Tổ Anh-Nhạc-MT

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây