Trường THCS Sông Trí: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tích cực đổi mới phương pháp dạy học

Thứ năm - 15/10/2020 12:19    Đã xem: 1493
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và chuẩn bị các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm 2018, ngay từ đầu năm học, trường THCS Sông Trí đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới phương pháp dạy học được nhà trường xác định là khâu then chốt, quyết định sự thành công.
          Bám sát chủ đề năm học 2020 - 2021: “Tiếp tục đổi mới công tác quản lí; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục cấp THCS; chuẩn bị các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm 2018”
          Các nhiệm vụ trọng tâm đó là: Xây dựng cảnh quan nhà trường khang trang, Xanh- Sạch- Đẹp-An toàn-Thân thiện; Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Tích cực chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới trong năm học 2021-2022.
          Ngay từ đầu năm học, trường THCS Sông Trí đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, nét nổi bật là: đã mạnh dạn rà soát điều chỉnh nội dung chương trình dạy học; chú trọng chất lượng giáo án, đổi mới phương pháp phải đổi mới từ khâu soạn bài; đẩy mạnh ứng dụng, phát huy lợi thế của công nghệ thông tin trong dạy học.
          Về rà soát điều chỉnh nội dung chương trình dạy học giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch môn học cụ thể, sát với từng đối tượng, lược bỏ những nội dung khó, xây dựng phân phối chương trình, giáo án riêng cho các đối tượng học sinh.
          Về bài soạn tiến trình dạy học đã được giáo viên xây dựng thành các hoạt động học với mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện và sản phẩm cụ thể để giao cho học sinh thực hiện trong lớp học, ngoài lớp học, ở trường, ở nhà, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tại di sản văn hóa và cộng đồng dành nhiều thời gian trên lớp để tổ chức cho học sinh báo cáo, thuyết trình, thảo luận, luyện tập, thực hành, bảo vệ kết quả tự học của mình. Mở đầu (tình huống có vấn đề, giao nhiệm vụ học tập) xác định vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập     gắn với kiến thức mới của bài học; Hình thành kiến thức mới (hoạt động với sách giáo khoa, thiết bị dạy học và học liệu để khai thác, tiếp nhận kiến thức mới thông qua kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng, vật thật); Luyện tập (câu hỏi, bài tập, thực hành, thí nghiệm) để phát triển các kĩ năng gắn với kiến thức mới vừa học; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống, vấn đề trong thực tiễn.
          Về quản lí bài soạn, sử dụng nhiều bài giảng điện tử: hàng tuần giáo viên nạp giáo án về gmail riêng của tổ chuyên môn để BGH, tổ chuyên môn kiểm tra, phê duyệt. Kiểm tra hồ sơ cá nhân vào giữa học kỳ và cuối học kỳ không kiểm tra giáo án nữa mà lấy kết quả đã kiểm tra hàng tuần. Đa số giáo viên lên lớp sử dụng máy tính xách tay thay cho giáo án in. Khuyến khích giáo viên sử dụng sửu dụng bài giảng điện tử (sử dụng máy chiếu) hàng ngày, cuối tháng tổ tổng hợp tình hình dạy máy chiếu của từng người báo cáo BGH. Giáo viên dạy xây dựng một số bài học điện tử để giao cho học sinh thực hiện các hoạt động phù hợp trên môi trường mạng, ưu tiên các nội dung học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu như: đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, xem video, thí nghiệm mô phỏng để trả lời các câu hỏi, bài tập được giao.
          Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, chú trọng các hoạt đông trải nghiệm, không gian tiết học được tổ chức ở nhiều nơi: lớp học, phòng bộ môn, phòng thư viện, phòng truyền thống, vườn thực thực hành, cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề, di tích lịch sử ... 
Học sinh ớp 7C giới thiệu sách trong tiết Ngữ văn tại phòng thư viên cùng cô Sử Thị tuyết Mai
Tiết học Ngữ văn 7A giới thiệu sách tại phòng thư viên cùng cô giáo Đỗ Thị Thu Phương
 
Tiết dạy Tiếng Anh của thầy Phạm Văn Tuân tại lớp7A được tổ chức theo hình thức ‘vừa học vừa chơi”
 
Sản phầm Nghiên cứu bài học trong tiết học Mĩ thuật của thầy giáo Trần Phi Long
 
Học sinh lớp 7C đang “Du lịch 5 châu” trong tiết Địa lí của thầy giáo Nguyễn Cao Cường
9C trong tiết học Toán của thầy giáo Nguyễn Hà Trung
Tiết Ngữ văn 9B “chị em Thúy Kiều” của cô Trương Thị Kim
Tiết học Ngữ văn “Bánh trôi nước” lớp 7E cùng cô Nguyễn Thị Quỳnh Giang
Lớp 7D đang học Toán cùng cô Nguyễn Thị Ban
          Các tiết dạy của giáo viên không bị áp lực bởi những khuôn mẫu có sẵn, học sinh được tạo cơ hội tối đa thể hiện khả năng của mình. Đó cũng chính là mục tiêu mà nhà trường đang hướng tới.

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây