Ý nghĩa, thú vị từ hoạt động trải nghiệm, học tập, truyền thông Bảo vệ Môi trường

Chủ nhật - 15/12/2019 14:52    Đã xem: 3464
Nằm trong chuỗi các hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường theo Kế hoạch số 3408/KH- STNMT- SGDĐT ngày 8 tháng 11 năm 2019 của Sở Tài Nguyên Môi trường, Sở Giáo dục Đào tạo Hà Tĩnh năm 2019, chiều ngày 14 tháng 12 năm 2019, tổ Sinh- Hóa- Địa- Thể của trường THCS Sông Trí đã tổ chức cho học sinh lớp 8A và toàn thể giáo viên trong tổ tiến hành tham quan trải nghiệm nhà máy điện Mặt Trời đầu tiên tại Hà Tĩnh (Xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh) và tham quan khu sinh thái Đồng Nôi (Thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh).
Đoàn tham quan chụp ảnh tại nhà máy điện Mặt Trời Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
Đoàn tham quan chụp ảnh tại nhà máy điện Mặt Trời Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
 Đây là một trong những hoạt động chuyên môn rất được nhà trường cũng như các tổ chuyên môn chú trọng, xem là một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả và nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học.
 Điểm đến đầu tiên của đoàn là nhà máy điện Mặt Trời Cẩm Hòa. D
ự án được đầu tư theo Quyết định quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Tĩnh số 2875/QĐ-BCT ngày 15/8/2018 của Bộ Công thương và được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3851/QĐ-UBND ngày 31/10/2017. Nhà máy điện mặt trời Cẩm Hòa có công suất 50 MWp, tổng diện tích 60ha, tại xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên, do Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí 1.458 tỷ đồng.

 
image003
Những tấm pin Mặt Trời
Trong thời gian 5 tháng, từ ngày 15/1 đến ngày 13/6/2019, một khối lượng công việc lớn đã được hoàn thành như: Giải phóng mặt bằng với diện tích 60ha, đóng 28.000 cọc bê tông, lắp đặt 152.670 tấm pin mặt trời và giá đỡ; hoàn thành hệ thống đường dây điện dài 17km, lắp đặt 224 tủ gom công suất, 14 bộ biến tần và 7 máy biến áp nâng hiệu điện thế phù hợp trước khi hòa vào lưới điện quốc gia.
Với hơn 1 tiếng đồng hồ các em đã có cơ hội tham quan, tìm hiểu, quan sát thực tế nhà máy. Các em học sinh đã được đồng chí Lê Hồng Phong Giám đốc nhà máy điện Mặt Trời giới thiệu tổng quan về nguyên lí hoạt động, trạm điều hành, quy trình hoạt động của nhà máy. Các em đã biết được đây là dự án điện mặt trời đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh, được thực hiện theo chủ trương khuyến khích đầu tư và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường của Chính phủ.  Đây là nhà máy điện sử dụng năng lượng Mặt Trời, công nghệ hiện đại, đòi hỏi yêu cầu kinh nghiệm, kỹ thuật cao nên Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn đã ký kết hợp tác với Công ty Eab New Energy (CHLB Đức) cung cấp thiết bị và Công ty TNHH Tư vấn điện Solakey của Tây Ban Nha làm tư vấn kỹ thuật trong quá trình thi công lắp đặt, vận hànhMục tiêu của dự án nhằm tận dụng lợi thế về tiềm năng năng lượng mặt trời của Hà Tĩnh để sản xuất, kinh doanh điện, góp phần phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh và khu vực. Đồng thời, khi đi vào hoạt động, dự án còn góp phần giải quyết việc làm, đóng góp ngân sách cho địa phương, đa dạng hóa nguồn cấp điện trên  địa bàn.
image005
Ông Lê Hồng Phong, Giám đốc nhà máy đang giới thiệu với các em HS quy trình hoạt động của nhà máy tại phòng điều hành
image008
Cận cảnh những tấm pin Mặt Trời
Sau 05 tháng thi công, vào ngày 25 tháng 06 năm 2019, nhà máy hòa lưới điện quốc gia. Đây là công đoạn quan trọng nhằm đảm bảo các thông số kỹ thuật trước khi đóng điện lên lưới đối với nhà máy sản xuất điện. Hội đồng nghiệm thu đã đóng điện xung kích trạm biến áp 110KV trên đường dây mới Cẩm Hưng – Cẩm Hòa (dài 17,2 km) và các thiết bị kỹ thuật khác.
image009
HS trường THCS Sông Trí giao lưu với Giám đốc nhà máy.
Nhà máy điện Mặt Trời Cẩm Hòa góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường. Dự án không chỉ có ý nghĩa kinh tế đối với nhà đầu tư mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương và đóng góp ngân sách, thúc đẩy KT-XH của địa phương phát triển.
Một số hình ảnh của cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh lớp 8A trường THCs Sông Trí thị xã Kỳ Anh tại nhà máy điện Mặt Trời Cẩm Hòa:
image012
 
image014
 
image016
 
image018
 
image019
 
image021
Chia tay với Ban quản lí nhà máy điện Mặt Trời Cẩm Hòa, đoàn tham quan trải nghiệm di chuyển đến khu sinh thái Đồng Nôi, thị trấn Thiên Cầm.
Khu du lịch sinh thái Đồng Nôi - Thiên Cầm Hà Tĩnh nằm cách biển Thiên Cầm 1km, một nhánh của biển Thiên Cầm, cách quốc lộ 1A khoảng 10 Km. Đây là nơi được ví như thiên đường của hoa và cát.
Đồng Nôi được xây dựng trên diện tích hơn 40 ha đất cát. Trước kia, nơi đây là một bãi cát hoang nhưng từ sau khi được quy hoạch đã biến thành khu du lịch sinh thái tuyệt đẹp thu hút đông đảo khách du lịch. Đến Đồng Nôi là được hòa mình vào thiên nhiên, hoa lá, cây cảnh và trải nghiệm với cát trắng. Mitraco đã biến vùng cát khô cằn thành khu du lịch nông nghiệp rộng hơn 40 ha với điểm nhấn là những vùng hoa trái cùng hàng loạt dịch vụ trải nghiệm hấp dẫn cho nhiều lứa tuổi.
Đến đât, các bạn học sinh được thưởng ngoạn “Suối hoa” , hòa mình vào thiên thiên được khởi nguồn từ các đầm sen, súng và những thảm hoa nhiều màu sắc ở ngay cổng ra vào. Vùng hoa hướng dương ở khu vực trung tâm rộng hơn 3.000 m2 tạo sức hút thật đặc biệt . Cạnh đó là những vườn dưa chuột, bầu, bí, rau thủy canh xanh mơn mởn. Khắp các điểm vui chơi, trải nghiệm đều được tô điểm bởi muôn ngàn sắc hoa kết thành nhiều hình khối đa dạng, hấp dẫn.
Rồi các khu vui chơi giải trí “bắt mắt” người đến, lưu luyến người đi. Về Đồng Nôi các em học sinh và các thầy cô giáo, các bác phụ huynh như trải nghiệm du lịch nông nghiệp tươi đẹp, mát lành. Các em học sinh đã được tham gia các trò chơi như kéo co, các trò chơi dân gian… trò chơi trượt cát và lái xe địa hình trên cát... được bố trí hợp lý, kết nối với nhau bằng muôn sắc màu cây cỏ thiên nhiên.
Các em còn được  khám phá vùng đồi núi đầy sim mua; đi cầu tre, cầu khỉ; câu cá trên các đầm hồ . Ở mỗi khu vực đều bố trí nhà chòi bằng tre được bao phủ bởi các cây quả họ dây leo để du khách nghỉ chân và thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp sạch của bà con nông dân, ngư dân trong vùng.
Khi đến đây,  các em được thấy, cảm nhận, hòa mình vào các sản phẩm sạch từ nông nghiệp. Đó chính là nét khác biệt mà chỉ hoa ở Đồng Nôi-  chuỗi du lịch khép kín hoàn toàn bằng sản phẩm nông nghiệp, là hoa trên đồi cát trắng.
Những hình ảnh các em học sinh  tham quan trải nghiệm ởi khu sinh thái ở Đồng Nôi:
image023
 
image025
 
image028
 
Hoạt động trải nghiệm ở trường THCS Sông Trí luôn được nhà trường hết sức quan tâm, chú trọng. Tham quan nhà máy điện Mặt Trời Cẩm Hòa và khu sinh thái Đồng Nôi (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là phương pháp dạy học thông qua dạy học trên lớp với thực tế, thực địa, dạy học gắn với di sản địa phương nhằm giúp học sinh nắm được qúa trình phát triển cũng như  ý nghĩa của việc phát triển kinh tế ở địa phương gắn với bảo vệ môi trường; Nắm được thế mạnh và sự phát triển của một số ngành công nghiệp mới trên địa bàn Hà Tĩnh. Qua đó giáo dục  tình yêu, lòng tự hào để xây dựng quê hương, đất nước gắn với bảo vệ môi trường.  Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, biết vận dụng lí thuyết với thực hành.  Tích hợp liên môn giáo dục đạo đức, lối sống, lí tưởng sống, kỹ năng sống, giáo dục truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc thông qua các hoạt động học tập và rèn luyện.
Kết thúc buổi trải nghiệm các em học sinh lớp 8A trường THCS Sông Trí cùng các em HS ở một số trường THCS ở Thị trấn Thiên Cầm nhặt rác ở bãi biển Thiên Cầm nhằm tham gia chiến dịch truyền thông cùng chung tay Bảo vệ môi trường trong trường THCS và THPT năm 2019 do Sở Tài Nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Trường THCS Sông Trí là một trong những đơn vị  đi đầu và có hiệu quả trong công tác truyền thông bảo vệ Môi trường ở thị xã Kỳ Anh.
image033
 
image035
 
image038
Sau đợt tham quan trải nghiệm, các em học sinh tiến hành viết bài thu hoạch bằng nhiều hình thức như vẽ tranh, thiết kế slogan, viết bài cảm nhận về các địa điểm đã tham quan.

Tác giả bài viết: Tổ Sinh - Hóa - Địa - TD

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây